Phát minh ra bột ngọt Mononatri glutamat

Năm 1908, Giáo sư Kikunae Ikeda đã tách chiết axit glutamic như một chất tạo vị mới từ tảo bẹ Laminaria japonica, kombu, bằng phương pháp tách chiết dung dịch và kết tinh, ông đặt tên cho vị của axit glutamic là umami.[6] Ông nhận ra rằng nước dùng của người Nhật nấu từ katsuobushikombu có một vị độc đáo mà khoa học thời đó chưa miêu tả được, nó khác với các vị cơ bản ngọt, mặn, chua và đắng.[3] Để xác minh glutamat ở trạng thái ion hóa tạo ra vị umami, Giáo sư Ikeda đã nghiên cứu đặc tính vị của nhiều loại muối glutamat như Calci, Kali, Amoni, và Magiê. Tất cả đều có vị umami cùng vị kim loại nhất định do khoáng chất có trong các loại muối này. Trong đó, muối natri glutamat là loại muối dễ hòa tan, dễ kết tinh và có vị ngon nhất. Giáo sư Ikeda đặt tên sản phẩm này là monosodium glutamate và đăng ký bản quyền để sản xuất bột ngọt.[3][7] Anh em nhà Suzuki bắt đầu sản xuất bọt ngọt rộng rãi trên quy mô thương mại vào năm 1909 với tên gọi AJI-NO-MOTO®, trong tiếng Nhật có nghĩa là "tinh chất của vị". Đó chính là lần đầu tiên bột ngọt được sản xuất trên thế giới.[8][9][10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mononatri glutamat http://www.foodstandards.gov.au/foodstandards/food... http://www.foodstandards.gov.au/scienceandeducatio... http://www.curiouscook.com/site/on-food-and-cookin... http://www.mayoclinic.com/health/monosodium-glutam... http://www.nytimes.com/2008/08/26/health/nutrition... http://www.youtube.com/watch?v=bEh3_JBDErw http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=C(C... http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10597625 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10736352